Vấn đề môi trường luôn là đề tài nóng hổi được cả thế giới quan tâm. Thực trạng môi trường bị tàn phá nặng nề gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đang là vấn đề đáng báo động. Một trong những yếu tố trọng tâm trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường chính là Quan trắc môi trường – Theo dõi, đánh giá và dự đoán chất lượng môi trường, để từ đó có những giải pháp tối ưu. Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng Goong phân tích, tìm hiểu về khái niệm quan trắc môi trường, tầm quan trọng của công nghệ bản đồ – GIS trong quan trắc môi trường như thế nào?
Khái niệm quan trắc môi trường và sư xuất hiện của GIS
Quan trắc môi trường là quá trình thu thập dữ liệu và thông tin về các yếu tố môi trường như không khí, nước, đất, tiếng ồn và các yếu tố khác. Mục tiêu của quan trắc môi trường là đo lường, ghi nhận và phân tích thông tin về các yếu tố này để đánh giá tình trạng, đồng thời xác định các tác động do hoạt động của con người đến môi trường.
Quan trắc môi trường giúp theo dõi chất lượng, đánh giá sự tác động của các nguồn ô nhiễm và giúp xác định các biện pháp quản lý môi trường hiệu quả. Các thiết bị và công cụ quan trắc môi trường bao gồm cảm biến, bộ thu dữ liệu và phần mềm phân tích dữ liệu. Kết quả của hoạt động này được sử dụng để đưa ra quyết định và xây dựng chính sách, đảm bảo sự bền vững và bảo vệ môi trường cho tương lai.
Trong những năm 80, GIS đã trở thành một công cụ hữu ích, hỗ trợ hiệu quả, giúp dễ sử dụng hơn cho các nhà nghiên cứu để mô tả và phân tích các vấn đề phức tạp của môi trường.
Đến đầu những năm1990, các phương pháp khoa học môi trường tập trung vào quản lý rủi ro, ô nhiễm và giám sát. Cùng với sự phát triển Internet, khả năng truy cập dữ liệu, trực quan hóa và các công cụ mô hình hóa phần mềm đã tạo ra một xu hướng mới, khởi đầu cho việc áp dụng phương pháp tiếp cận tích hợp — Khoa học Môi trường và Công nghệ Toàn diện (GIS) – áp dụng vào giải quyết các vấn đề môi trường gây nhức nhối.
GIS đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân tích và xây dựng các kế hoạch giảm thiểu tác động tại các khu vực môi trường có rủi ro cao. GIS là một trong những công cụ để xác minh dữ liệu quan trọng, các tiêu chuẩn về truy xuất/phổ biến, phân tích và truyền dữ liệu số, dữ liệu trong quan trắc môi trường.
Vai trò không thể thiếu của hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong nghiên cứu về môi trường.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một công cụ phân tích dữ liệu địa lý mạnh mẽ trong nghiên cứu môi trường. Ví như việc nó có thể lưu trữ thông tin không gian (dữ liệu) trong môi trường bản đồ số. GIS cho phép trực quan hóa, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu địa lý từ nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ như Bạn có thể xem và chồng các yếu tố như độ dốc, khí hậu và thảm thực vật để xác định các thông số môi trường khác nhau và phân tích tác động.
Trong nghiên về cứu môi trường, GIS thường được ứng dụng vào các lĩnh vực sau đây:
- Phân tích hình thái địa hình: GIS cung cấp các công cụ để phân tích hình thái mặt đất, địa hình và các loại biểu đồ khác. Điều này giúp trong việc nghiên cứu và hiểu rõ hơn về hình thành và biến đổi của môi trường địa hình.
- Quản lý nguồn tài nguyên: Cho phép theo dõi, quản lý và phân tích các nguồn tài nguyên tự nhiên như rừng, đất, nước và khí hậu. Nó có thể hỗ trợ trong việc đánh giá và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên này, như giám sát chất lượng không khí, đo lường và giám sát tài nguyên nước…
- Đánh giá môi trường: Trong việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu về môi trường và sự tác động do hoạt động con người, GIS được ứng dụng nhưu một công cụ quan trọng. Ví dụ, nó có thể hỗ trợ đánh giá tác động của dự án xây dựng hoặc quản lý và giám sát biến đổi của các khu vực môi trường nhạy cảm (Khu vực có nguy cơ cao).
- Mô phỏng và dự báo: GIS có thể được sử dụng để tạo ra mô phỏng và dự báo về môi trường. Ví dụ, nó có thể giúp dự đoán sự thay đổi của hệ thống sinh thái trong tương lai hoặc mô phỏng sự lan truyền của các yếu tố gây ô nhiễm.
- Giám sát và phản ứng sự cố: Trong việc theo dõi và phản ứng sự cố môi trường, GIS còn được sử dụng để cung cấp thông tin thời gian thực về tình trạng môi trường và giúp trong việc quản lý và giám sát sự cố môi trường như ô nhiễm nước, cháy rừng và động đất, sự cố tràn dầu….
Những vấn đề thường gặp khi sử dụng GIS trong quan trắc môi trường
Tầm quan trọng của GIS trong quan trắc môi trường là không thể phủ nhận, xong để triển khai và ứng dụng công cụ này một cách hiệu quả thì vẫn tồn tại những vấn đề phức tạp. Cụ thể, một số hạn chế thường gặp phải như sau:
Cơ sở hạ tầng còn hạn chế dẫn đến dữ liệu chưa chính xác và đầy đủ ảnh hưởng đến kết quả thống kê, phân tích;
Thiếu nhân lực có đủ năng lực và trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao;
Hạn chế về kỹ thuật dẫn đến giới hạn trong việc thực hiện các phân tích phức tạp hoặc xử lý lượng dữ liệu lớn;
Khó khăn trong tích hợp dữ liệu đa nguồn, tạo ra thách thức lớn cho việc đồng nhất dữ liệu;
Hạn chế trong việc tiếp cận và chia sẻ thông tin trong một số trường hợp, dữ liệu địa lý nhạy cảm.
Một số giải pháp để giải quyết các vấn đề này như sau:
Thu thập và xử lý dữ liệu chính xác từ các nguồn đáng tin cậy;
Nâng cao kiến thức và kỹ năng, đào tạo đội ngũ nhân lực đủ trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về khoa học công nghệ hiện đại;
Phát triển các công cụ chuyển đổi và tiêu chuẩn hóa dữ liệu để giúp tương thích và tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Theo dõi Goong để tìm hiểu nhiều hơn về ứng dụng của Bản đồ số, hệ thống thông tin địa lý GIS
Đăng ký Goong ngay để trải nghiệm dịch vụ Maps APIs thuần Việt cho người Việt.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm: https://goong.io/tin-tuc/loi-ich-cua-gis-trong-phong-chong-giam-nhe-thien-tai/