Việt Nam nằm trong khu vực thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, điều kiện khí hậu đặc thù và đặc điểm địa hình có đường bờ biển dài khiến đất nước ta phải hứng chịu nhiều trận bão lớn hàng năm. Cùng với đó địa hình đồi núi chiếm hơn 70% diện tích, và khu vực miền núi thường xuyên hứng chịu lượng mưa lớn vào mùa bão lũ. Đây là thời điểm mà nguy cơ sạt lở đất và lũ quét trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và sự ổn định, phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy việc chuẩn bị những biện pháp ứng phó sớm là yêu cầu cấp bách. Trong bối cảnh này, Bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Thực trạng sạt lở nghiêm trong tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu làm gia tăng tần suất và cường độ của các trận mưa lớn, kéo theo nguy cơ sạt lở đất ngày càng cao. Điển hình là các tỉnh phía Bắc và miền Trung nơi có hàng trăm vụ sạt lở xảy ra mỗi năm, gây thiệt hại nặng nề về người và của.
Đặc biệt là những ngày gần đây, khi cơn bão số 3 Yagi vừa tấn công miền bắc, chịu ảnh hưởng hưởng của hoàn lưu bão qua các trận mưa lớn kéo dài đã gây ra rất nhiều các vụ sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, nhà cửa, tài sản của người dân.
Chỉ trong thời gian ngắn tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng… hàng trăm vụ sạt lở đã diễn ra. Đến thời điểm 17h00 ngày 12/09/2024 đã ghi nhận hơn 330 người chết và mất tích do sạt lở, lũ quét gây ra, 2 ngôi làng, hàng chục ngôi nhà và nhiều ha hoa màu bị vùi lấp, những con đường huyết mạch bị hư hại khiến cho các vùng ảnh hưởng bị cô lập, giao thông tắc nghen, xe cộ không thể lưu thông khiên việc tiếp cận cứu hộ, cứu nạn vô cùng khó khăn.
Rất cần một hệ thống phân tích và hiển thị được các vùng nguy cơ, rủi ro
Liên quan đến các vụ sạt lở nghiêm trọng đó, đại diện Hội Cổ sinh – Địa tầng Việt Nam – nhận định, những vùng núi càng cao sẽ càng có nguy cơ xảy ra thiên tai và sạt lở. Bản chất là do sau những trận mưa liên tiếp nhiều ngày, nước sẽ làm cho các tầng đất đá bồi giảm tác dụng ma sát (không phải tầng đá nguyên sinh). Dưới tác dụng của trọng lực thì những loại đất đá này sẽ có nguy cơ đổ ập xuống bất cứ lúc nào. Đây cũng chính là nguồn gốc của những sự trượt lở hay lũ được hình thành.
Trên thực tế, nhu cầu dân sinh, chỗ ở vẫn đang là vấn đề thường trực của người dân. Họ vẫn sẽ tìm đến những khu vực có thể phù hợp với cuộc sống và công việc của họ như trồng trọt, mùa màng thuận lợi để sinh sống và sản xuất. Tuy nhiên, không phải vùng nào cũng an toàn tuyệt đối về mặt thiên nhiên và nhiều người vẫn chấp nhận cuộc sống tại những khu vực này để mưu sinh. Chính vì vậy, để an toàn khi sống tại những vùng thường xuyên có thiên tai, rất cần một hệ thống phân tích được các nguy cơ, rủi ro trên cơ sở tạo ra nền tảng bản đồ thiên tai, quy hoạch vùng nguy hiểm. Từ đó phổ biến cho người dân để có thể kịp thời nhận định thông tin và có biện pháp ứng phó hoặc sơ tán kịp thời.
Bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở – Công cụ hỗ trợ đắc lực cảnh báo thiên tai
Việc xây dựng và áp dụng bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở không còn chỉ là nhu cầu, mà đã trở thành một giải pháp cấp thiết. Đây là công cụ giúp các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân nhận diện được những khu vực có nguy cơ sạt lở cao, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại.
Bản đồ phải tổng hợp được các dữ liệu địa chất, khí hậu, lượng mưa và địa hình từ đó phân tích và nhận định các vùng nguy cơ. Qua các thuật toán phân tích, bản đồ phải phân chia mức độ rủi ro theo từng khu vực. Các khu vực có nguy cơ sạt lở sẽ được biểu diễn dưới dạng các màu sắc, từ xanh lá cây (nguy cơ thấp) đỏ (nguy cơ cao), tím (đặc biệt nguy hiểm) và quan trọng phải là bản đồ trực tuyến và thông tin được cập nhật liên tục theo thời gian thực. Có thể tích hợp nhiều lớp bản đồ hiển thị được nhiều thông tin khác nhau.
Để xây dựng được một hệ thống bản đồ như vậy, điều quan trọng là phải tìm được một đơn vị cung cấp bản đồ số uy tín, có đầy đủ tính năng: Nền bản đồ tương tác sắc nét, linh hoạt và dễ tích hợp trên các thiết bị di động.
Độ tùy chỉnh cao, dữ liệu đa dạng và chính xác, hình ảnh trực quan dưới dạng các hình ảnh, màu sắc để thể hiện được đúng vị trí, địa điểm có nguy cơ cao. Đặc biệt là các địa điểm xảy ra sạt lở thường là vùng núi, vùng sâu vùng xa, dữ liệu địa điểm chưa thực sự đầy đủ. Có thể tích hợp nhiều lớp bản đồ khác nhau biểu diễn được trực quan về hình ảnh, màu sắc, các biểu tượng cảnh báo theo từng mức độ từ thấp đến cao….
Điểm danh một số nền tảng bản đồ có thể đáp ứng để xây dựng được một Nền tảng bản đồ cảnh báo như vậy thì ở Việt Nam hiện tại, Goong Map là một lựa chọn tương đối phù hợp. Với hệ thống dữ liệu API phong phú và khá đầy đủ ở cả các vùng ngoại ô, vùng sâu, vùng xa tận sâu trong khu vực nông thôn, đồi núi phủ rộng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Nền bản đồ sắc nét có thể tích hợp được đa nền tảng trên nhiều thiết bị khác nhau, độ tùy chỉnh cao. Và hơn hết đây là nền tảng của doanh nghiệp Việt Nam phát triển nên đảm bảo được cập nhật dữ liệu thường xuyên, tuyệt đối đảm bảo về các yếu tố thông tin địa điểm chính xác, đảm bảo yếu tố chủ quyền lãnh thổ quốc gia và tất nhiên giá thành sẽ vô cùng hợp lý.
Đây chính xác là một lựa chọn để các nhà phát triển nghiên cứu tạo ra một bản đồ cảnh báo sạt lở, cảnh báo thiên tai hiệu quả cho người Việt.
Kết luận
Bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở là một công cụ thiết yếu trong bối cảnh Việt Nam ngày càng đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Việc áp dụng bản đồ này không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản mà còn góp phần vào công tác quy hoạch và phát triển bền vững. Chỉ khi có sự hợp tác và ứng dụng công nghệ hợp lý, chúng ta mới có thể vượt qua những thách thức mà mùa mưa lũ mang lại.
Đăng ký Goong Map ngay để nhận 100$ miễn phí dùng thử.