BẢN ĐỒ SỐ LÀ GÌ? LỢI ÍCH ĐEM LẠI TỪ BẢN ĐỒ SỐ
03/04/2023

Có lẽ chúng ta đều đã quá quen với google map, công cụ tìm đường không thể thiếu trên chiếc điện thoại thông minh, được coi là ứng dụng bản đồ số hàng đầu. Vậy bản đồ số là gì? những ứng dụng thực tiễn của bản đồ số? Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, tại bài viết này Goong sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn trực quan và cụ thể nhất xoay quanh bản đồ số và tính ứng dụng của nó trong xu thế số hóa toàn cầu hiện nay.

TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ SỐ

Khái niệm bản đồ số

Bản đồ số (hay còn được gọi GIS hệ thống thông tin địa lý) là một loại bản đồ được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ số hóa để biểu diễn thông tin về địa lý hoặc các thông tin khác liên quan đến địa lý, chẳng hạn như thông tin về địa hình, tên địa danh, tuyến đường, khu vực dân cư,… Các dữ liệu số này sẽ được lưu trữ và đọc bởi các thiết bị như đĩa CD, đĩa từ, đĩa cứng, các thiết bị lưu trữ thông qua cổng USB,… Cụ thể, bản đồ số gồm các thành phần cơ bản sau:

  • Thiết bị ghi dữ liệu
  • Máy tính
  • Cơ sở dữ liệu
  • Thiết bị thể hiện bản đồ

Bản đồ số thường được tạo ra thông qua quá trình thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như hình ảnh vệ tinh, thông tin địa lý từ cơ quan chức năng, hoặc các bản đồ khác được tạo ra trước đó. Sau đó, các dữ liệu này được xử lý và tổ chức để tạo thành bản đồ số, và thường được trình bày trên các nền tảng trực tuyến hoặc phần mềm địa lý.

Đặc điểm nổi bật của bản đồ số

Tương tự bản đồ truyền thống, bản đồ số cũng có các đặc điểm đặc trưng như:

  • Là hình ảnh thu nhỏ của bề mặt Trái đất và được xác định dựa trên cơ sở toán học bao gồm: tỷ lệ, phép chiếu, bố cục bản đồ và sai số biến dạng tùy theo từng phép chiếu.
  • Các nội dung bản đồ được biểu thị theo phương pháp lựa chọn và khái quát nhất định (tổng quát hóa bản đồ).
  • Các đối tượng, hiện tượng đều được biểu thị bằng ngôn ngữ bản đồ.

Bên cạnh đó, nó còn có một số đặc điểm riêng như sau:

  • Các thông tin bản đồ được lưu trữ dưới dạng mã nhị phân (binary).
  • Thông tin được cấu trúc theo dạng Raster, Vector (kèm theo Topology) và được tổ chức thành các file bản đồ riêng hoặc liên kết thành thư mục. 
  • Lưu trữ những dữ liệu mà bản đồ truyền thống không thể liên kết trực tiếp.
  • Khối lượng dữ liệu rất lớn.
  • Tỷ lệ mang tính điều kiện.

Tính chất

Nhờ vào các công nghệ tiên tiến, bản đồ số vượt trội và linh hoạt hơn bản đồ truyền thống ở các yếu tố:  

  • Tính trực quan
  • Tính đầy đủ
  • Tính chuẩn hóa cao
  • Đa dạng ứng dụng

Ưu nhược điểm của bản đồ số so với bản đồ giấy

4.1. Ưu điểm

  • Khả năng tương tác cao: Bản đồ số cho phép người dùng tương tác với các yếu tố trên bản đồ bằng cách di chuyển, thu phóng, phóng to hoặc thu nhỏ. Ngoài ra, các yếu tố trên bản đồ số cũng có thể được nhấn chuột để hiển thị thông tin chi tiết.
  • Cập nhật dễ dàng: Bản đồ số có thể được cập nhật dễ dàng bằng cách thay đổi hoặc thêm mới thông tin. Việc cập nhật này thường được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm địa lý.
  • Tiện lợi và truy cập dễ dàng: Bản đồ số có thể được truy cập thông qua mạng internet hoặc các thiết bị di động, giúp người dùng tiếp cận thông tin địa lý bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu.
  • Đa dạng và linh hoạt: Bản đồ số có thể được tạo ra với nhiều dạng và định dạng khác nhau, như bản đồ địa hình, bản đồ đường phố, bản đồ thời tiết, v.v. Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và sử dụng bản đồ phù hợp với mục đích sử dụng của họ.
  • Tính chính xác và chi tiết cao: Bản đồ số được tạo ra bằng công nghệ số hóa, do đó có khả năng chính xác và chi tiết cao hơn so với các bản đồ truyền thống. Các yếu tố trên bản đồ số được tạo ra bằng cách sử dụng các dữ liệu số hóa chính xác và được kiểm định trước khi được hiển thị trên bản đồ số.

4.2. Nhược điểm

  • Bản đồ giấy đã trở thành thói quen sử dụng của hầu hết mọi người.
  • Phụ thuộc vào dữ liệu: Hệ thống bản đồ số phụ thuộc hoàn toàn vào dữ liệu được sử dụng. Nếu dữ liệu không chính xác, không đầy đủ hoặc cũ, thì kết quả hiển thị trên bản đồ sẽ không chính xác.
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao: Xây dựng hệ thống bản đồ số đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu lớn để thu thập dữ liệu, xử lý và cập nhật thông tin.
  • Cần kỹ thuật cao: Vì hệ thống bản đồ số được xây dựng trên nền tảng công nghệ số, nên yêu cầu kỹ thuật cao để triển khai và vận hành hệ thống.
  • Khó sử dụng đối với người không có kỹ năng công nghệ: Đối với những người không có kỹ năng sử dụng công nghệ, việc sử dụng hệ thống bản đồ số sẽ khó khăn và phức tạp.

ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA BẢN ĐỒ SỐ

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước

  1. Lĩnh vực quy hoạch

Công nghệ bản đồ số trực tuyến được sử dụng kết hợp với công nghệ di động nhằm phục vụ quản lý, công khai thông tin quy hoạch xây dựng. Công nghệ viễn thám (ảnh vệ tinh, máy bay không người lái UAV) cũng được ứng dụng nhằm phục vụ giám sát việc thực hiện quy hoạch xanh – thông minh trên địa bàn các tỉnh, thành phố, cụ thể: 

  • Bản đồ nền chuyên biệt dành cho quy hoạch xây dựng: Xây dựng bản đồ nền đô thị với độ chi tiết, chính xác cao, đáp ứng nhu cầu làm nền cho việc định hướng các đối tượng hay các vị trí quan trọng trong quy hoạch.
  • Số hóa, chuẩn hóa và chuyển đổi cơ sở dữ liệu: Thực hiện thi công số hóa, chuẩn hóa và chuyển đổi cơ sở dữ liệu toàn diện, chuyên biệt cho lĩnh vực quy hoạch xây dựng.
  • Bộ ứng dụng GIS chuyên biệt cho quy hoạch xây dựng: Giúp quản lý tập trung, thống nhất và trực quan cơ sở dữ liệu quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
  1. Trong lĩnh vực Quản lý đô thị, dữ liệu kết cấu hạ tầng

Công nghệ bản đồ trực tuyến được ứng dụng kết hợp với công nghệ đo đạc, thu thập dữ liệu với độ chính xác cao RTK – UAV nhằm xây dựng và quản lý, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, thống nhất phục vụ đô thị thông minh và chính quyền số với 3 dịch vụ chính được sử dụng là: 

  • Bản đồ nền thiết kế chuyên biệt: Phục vụ việc quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị chi tiết từ vỉa hè, lòng lề đường, dải phân cách cho đến hệ thống thủy văn và công trình xây dựng tại khu vực đô thị.
  • Bộ ứng dụng GIS chuyên biệt cho lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật: Quản lý vận hành, duy tu và bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật đô thị, tạo bảng kỹ thuật tổng hợp, báo cáo số liệu và chia sẻ bản đồ, dữ liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị phục vụ các hệ thống, ứng dụng khác.
  • Thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật: Sử dụng công nghệ đo đạc, thu thập dữ liệu với độ chính xác cao RTK – UAV để thu thập, đồng bộ, thống nhất và số hóa hồ sơ công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
  1. Trong Giao thông vận tải

Tính ứng dụng của mạng lưới hệ thống thông tin địa lý được ứng dụng đáng kể trong ngành giao thông vận tải vận tải đường bộ. Việc lập kế hoạch quản lý, vận hành giao thông vận tải và trùng tu, bảo trì hạ tầng đường đi bộ là một trong những hoạt động mang tính thực tiễn. Sự tương hỗ từ nền tảng bản đồ số GIS được ứng dụng hiệu suất cao trong công tác thiết kế, xây dựng mạng lưới hệ thống thông tin quản trị cho các sở, ban, ngành trải qua điện toán đám mây. Cho phép thu thập dữ liệu tại thực địa, tra cứu thông tin thuận tiện theo khu vực địa lý .

  1. Trong lĩnh vực Y tế

Không dừng lại ở những hoạt động quản lý thông thường, bản đồ trực tuyến còn được vận dụng trong cả ngành y tế. Bằng việc thu thập dữ liệu hạ tầng giao thông vận tải, nó có thể chỉ ra lộ trình nhanh nhất giữa những vị trí của xe cấp cứu và bệnh nhân cần cấp cứu theo thời hạn thực. Bên cạnh đó, Bản đồ số cơ bản còn được sử dụng như một công cụ để điều tra và nghiên cứu sự lây lan cũng như nguyên do bùng phát của dịch bệnh theo khu vực địa lý.

  1. Trong Quản lý đất đai, nông nghiệp

Hệ thống thông tin địa lý cung cấp những thông tin đặc trưng về lĩnh vực quản lý đất đai, nông nghiệp cụ thể như: cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng, dữ liệu cấp phép xây dựng, hệ thống quản lý đất đai, các dữ liệu nghiên cứu về đất trồng, nguồn nước,…

Trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ

  1. Trong khu công nghiệp

Bản đồ số được ứng dụng nhằm cung cấp các giải pháp giúp nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp dễ dàng xây dựng được bản đồ và cơ sở dữ liệu khu công nghiệp, cụ thể: 

  • Bản đồ nền khu công nghiệp chi tiết: Phục vụ định vị, quản lý bản đồ phân lô và công trình hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp.
  • Dịch vụ xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ khu công nghiệp: Sử dụng công nghệ đo đạc, thu thập bản đồ có độ chính xác cao để biên tập, chuẩn hóa và chuyển đổi bản đồ quy hoạch, hiện trạng, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
  • Dịch vụ ứng dụng bản đồ chuyên biệt cho lĩnh vực bất động sản trong công nghiệp: Giúp cung cấp thông tin trực quan về vị trí khu công nghiệp trên nền bản đồ số cũng như tình trạng cho thuê đất trong khu công nghiệp.
  1. Trong chuỗi cung ứng logistics, chuỗi bán lẻ

Hầu hết hiện nay những doanh nghiệp thuộc các ngành như sản xuất, kinh doanh bán lẻ, thực phẩm, y tế, … đều đã đưa ứng dụng bản đồ số vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể:

  • Xác lập vị trí  và hàng hóa thiết yếu theo nhu cầu của người mua theo từng khu vực nhằm mục đích khoanh vùng để phân bố chính xác sản phẩm, mặt hàng đúng nhu cầu đến người tiêu dùng theo từng khu vực địa lý. 
  • Lưu trữ thông tin này, sau đó thông tin dữ liệu được nghiên cứu, phân tích và thống kê giám sát từng loại mặt hàng, sản phẩm đến từng khu vực. Doanh nghiệp có thể dựa vào những thông tin này để phân phối cũng như xây dựng mạng lưới kinh doanh, sản xuất, vận chuyển từng loại hàng hóa đến từng khu vực. Người tiêu dùng cũng sẽ có thể tiếp cận được loại hàng hóa theo đúng nhu cầu một cách thuận tiện nhất.
  1. Trong lĩnh vực du lịch

Bản đồ số đã trở thành một công nghệ quan trọng trong lĩnh vực du lịch. Nó cung cấp cho du khách thông tin địa lý và hướng dẫn đi lại, giúp họ tìm thấy các địa điểm du lịch và các dịch vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng và các điểm tham quan. Sau đây là một số ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực du lịch:

  • Hướng dẫn đi lại: hỗ trợ du khách biết đường đi đến các địa điểm du lịch một cách dễ dàng, cung cấp thông tin chi tiết về các con đường, lối đi và thời gian đi lại.
  • Điểm tham quan: Bản đồ số cũng giúp du khách tìm kiếm các điểm tham quan địa phương, như bảo tàng, công viên và di tích lịch sử, cung cấp đánh giá, hình ảnh và địa chỉ của các điểm đến này.
  • Dịch vụ du lịch: nó còn cung cấp thông tin về các dịch vụ du lịch khác, bao gồm các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng và quầy thông tin du lịch. 
  • Khám phá địa phương:Giúp du khách khám phá địa phương một cách dễ dàng hơn. Nó cung cấp thông tin về các địa điểm ẩm thực, mua sắm và giải trí địa phương, cung cấp thông tin hình ảnh và địa chỉ của các địa điểm.

Cùng Goong tìm hiểu chi tiết về ứng dụng của bản đồ số tại https://www.goong.io/