XU HƯỚNG TÍCH HỢP MAPS API VÀO LOGISTICS
03/04/2023

Trong ngành logistics, tích hợp Maps API (Application Programming Interface) là một xu hướng đang ngày càng được ưa chuộng. Với việc tích hợp Maps API vào hệ thống logistics, các doanh nghiệp có thể tận dụng các dữ liệu về địa lý để cải thiện quá trình vận chuyển hàng hóa.

(Xu hướng tích hợp maps api vào quản lý logistics đang trở nên phổ biến)

I. TỔNG QUAN VỀ API

API là viết tắt của cụm từ “Application Programming Interface, tức giao diện lập trình ứng dụng. Đây là phương tiện cho hai hoặc nhiều ứng dụng trao đổi, tương tác với nhau, nhằm giúp cho việc tương tác giữa người dùng với ứng dụng tối ưu và hiệu quả hơn.

Với API, các lập trình viên có thể tiếp cận, truy xuất dữ liệu từ máy chủ thể hiện chúng trên ứng dụng phần mềm hoặc website của mình một cách dễ dàng hơn.

Có thể hình dung: Giả sử bạn đang viết một ứng dụng giao nhận hàng hóa cho smartphone và bạn muốn ứng dụng của mình có thể liên kết trao đổi thông tin, dữ liệu từ một phần mềm/ứng dụng khác hay thậm chí tính năng/ứng dụng cao cấp hơn. Tất cả điều đó đều có thể thực hiện được bằng cách API ứng dụng của bạn với phần mềm/ứng dụng đó thông qua một thuật toán , còn gọi là “key”.

Cách hoạt động của API

Hiểu một cách đơn giản, API là giao diện cho phép ứng dụng này giao tiếp với các ứng dụng khác thông qua một hoặc nhiều câu lệnh khác nhau. Những lệnh này có thể được gửi, định dạng và truy xuất dữ liệu thông qua các cách API khác nhau nhưng vẫn sẽ tuân thủ theo một số quy định và quy luật chung.

Giao diện API hoạt động bằng cách đặt lên trên các Server Side Scripts, Classes và Functions. Giao diện này sẽ thực hiện những tác vụ chi tiết hơn, cho phép các ứng dụng, tập lệnh bên ngoài và bên trong yêu cầu API thông báo cho máy chủ thực hiện một số tác vụ nhất định.

II. MAP API LÀ GÌ? TỔNG QUAN VỀ GOONG MAP APIs

(API định vị và điều hướng được tính hợp vào nhiều giải pháp logistics)

Maps API là một phương thức cho phép 1 website B sử dụng dịch vụ bản đồ của website A (gọi là Maps API) và nhúng vào website của mình (site B). Site A ở đây là Goong maps, site B là các website cá nhân hoặc tổ chức muốn sử dụng dịch vụ của Goong (di chuột, room, đánh dấu trên bản đồ…)
Các ứng dụng xây dựng trên maps được nhúng vào trang web cá nhân thông qua các thẻ javascripts do vậy việc sử dụng API của Goong rất dễ dàng. Hiện tại Goong Maps API đã hỗ trợ trên tất cả các nền tảng máy để bàn truyền thống, thiết bị di động; các ứng dụng nhanh hơn và nhiều hơn

Người dùng có thể tiếp cận và khai thác cơ sở dữ liệu mô tả địa điểm, địa chỉ, giao thông tại Việt Nam của Goong thông qua các loại APIs:

  • Geocode/ Reverse Geocode: Chuyển đổi từ tọa độ sang địa điểm hoặc ngược lại
  • Autocomplete: Tự động hoàn thiện/gợi ý cho người dùng các địa chỉ/địa điểm
  • Routing: Tính toán lộ trình và khoảng cách với nhiều tuyến đường khác nhau.
  • Distance Matrix: Tính toán lộ trình và khoảng cách với nhiều điểm kết thúc.
  • Map View: Bản đồ hiển thị đầy đủ và thân thiện với người dùng.
  • Map SDK iOS: Bộ công cụ phát triển phần mềm trên iOS.
  • Map SDK Android: Bộ công cụ phát triển phần mềm trên Android.

Xem bài viết liên quan: https://goong.io/tin-tuc/top-4-loai-map-api-tot-nhat-tai-thi-truong-viet-nam/

III. XU HƯỚNG TÍCH HỢP MAPS API VÀO HOẠT ĐỘNG LOGISTICS

(Maps API hỗ trợ xác định vị trí và tối ưu tuyến đường trong logistics)

Logistics hay còn gọi là chuỗi cung ứng, có thể được hiểu đơn giản là hoạt động theo chuỗi dịch vụ từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa tới tay người dùng cuối cùng. Hoạt động Logistics liên quan mật thiết đến vận tải, kho bãi, giao nhận và các thủ tục hành chính khác… 

Logistics còn được xem là xương sống của nền kinh tế, nó chính là yếu tố giúp mở rộng thị trường kinh doanh. Cùng với việc phát triển thần tốc của công nghệ số, maps API đã được tích hợp vào các nền tảng trên tất cả các lĩnh vực khác nhau, Logistics là một trong số đó. Với Logistics, Maps API được xem là công cụ hỗ trợ ra quyết định cho việc lập kế hoạch vận hành. Vậy Maps API được ứng dụng như thế nào trong logistics?

Cụ thể, Maps API cho phép kết hợp những nguồn dữ liệu khác như như hình ảnh, bản đồ, dữ liệu địa lý, các ứng dụng… góp phần nghiên cứu lộ trình tối ưu nhất, giảm thiểu chi phí, phân tích các tuyến đường vận tải dễ bị gặp chướng ngại, cho phép các lựa chọn tuyến đường thay thế, tìm ra vị trí thuận lợi cho trung tâm Logistics và kho bãi.

Bên cạnh đó, MAPs API còn hỗ trợ tốt trong việc giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tuyến đường giao hàng và dịch vụ, tìm ra tuyến đường ngắn, phù hợp nhất. Thông qua đó, nhân viên giao hàng có thể dựa trên tình hình thực tế để điều chỉnh tuyến đường hợp lý hơn, hạn chế sự chậm trễ, đảm bảo đội xe giao hàng đi đúng tuyến đường, ổn định tiến độ và đạt hiệu quả cao.

Xem thêm về việc ứng dụng maps API trong logistics, khâu vận chuyển đến người dùng cuối tại: https://goong.io/tin-tuc/be-da-ung-dung-goong-map-vao-tren-he-thong-nhu-the-nao/

Đặc biệt, MAPs API còn được sử dụng trong lĩnh vực giao thông đường bộ để giúp quy hoạch các tuyến đường, bảo trì hạ tầng, mô hình hóa giao thông, phân tích tai nạn…

Như vậy, ở thời điểm hiện tại MAPs API đang đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quy hoạch hệ thống kho hàng, trung tâm Logistics, kết nối phương thức vận tải và hạ tầng giao thông, đưa ra các phương án và kế hoạch thực hiện trong vận hành Logistics.  

Là một đơn vị khá mới trong lĩnh vực cung cấp maps API, GOONG luôn không ngừng học hỏi, nghiên cứu và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, đưa ra các sản phẩm tối ưu nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên tất cả các lĩnh vực nhằm đem lại giá trị thiết thực hỗ trợ sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của cả nền kinh tế  nói chung, ngành logistics nói riêng. Tìm hiểu thêm về Goong tại: https://goong.io/

Tin tức
0869697502