GIS được ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải, giúp tối ưu quản lý và cải thiện hoạt động của hệ thống giao thông.
Giao thông lĩnh vực được xem như huyết mạch của nền kinh tế, chính trị của của một quốc gia. Việc ứng dụng GIS – (hệ thống thông tin địa lý) vào lĩnh vực này đến nay cũng đã đạt được nhiều những thành tựu và có bước tiến đáng kể. Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng Goong tìm hiểu, GIS được ứng dụng vào trong lĩnh vực giao thông như thế nào?
SƠ LƯỢC VỀ GIS
GIS là viết tắt của Geographic Information System (Hệ thống Thông tin Địa lý), một công nghệ lưu trữ, quản lý, phân tích, hiển thị thông tin địa lý và không gian trên các bản đồ số. GIS cho phép người dùng thực hiện các tác vụ như tạo bản đồ, phân tích dữ liệu, tìm kiếm địa điểm, lập kế hoạch và quản lý nguồn tài nguyên.
Cùng với đó, GIS cung cấp cho người dùng khả năng tương tác với dữ liệu địa lý thông qua giao diện đồ họa. Dữ liệu này có thể được nhập vào từ các nguồn khác nhau như bản đồ giấy, hình ảnh vệ tinh, hệ thống GPS …. Sau đó được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu địa lý, được truy cập và sử dụng để thực hiện các tác vụ phân tích và tạo bản đồ.
GIS còn được xem như là một công nghệ quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến thông tin địa lý và không gian. Các ứng dụng của GIS rất đa dạng, bao gồm các lĩnh vực như quản lý tài nguyên, môi trường, đô thị hóa, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học…. trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ứng dụng của GIS trong lĩnh vực giao thông.
GIS ĐƯỢC ỨNG DỤNG VÀO LĨNH VỰC GIAO THÔNG NHƯ THẾ NÀO?
GIS hỗ trợ Lập kế hoạch và quản lý hạ tầng giao thông
GIS được sử dụng để tạo ra bản đồ chi tiết về mạng lưới giao thông cầu, đường sắt, đường bộ, đường thủy…. Dữ liệu địa lý sẽ được sử dụng để đánh giá tình trạng hạ tầng hiện tại và lập kế hoạch phát triển hạ tầng mới, Cụ thể là:
- Thu thập dữ liệu: Gis tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm hình ảnh vệ tinh, bản đồ, dữ liệu địa lý và các thông tin khác về giao thông. Nhờ đó, dữ liệu được thu thập và cập nhật liên tục để đảm bảo tính chính xác.
- Phân tích dữ liệu: GIS cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu, hỗ trợ các chuyên gia trong quá trình đánh giá tình hình giao thông, dự đoán tải trọng đường và đưa ra các giải pháp cải thiện hạ tầng giao thông. Các công cụ này có thể phân tích độ tắc nghẽn, tốc độ di chuyển trên đường, lưu lượng giao thông, từ đó phân tích dựa trên nhiều kịch bản khác nhau, giúp các chuyên gia xây dựng kế hoạch và phương án cải thiện hạ tầng giao thông đúng đắn và tối ưu nhất.
- Hiển thị dữ liệu: GIS có khả năng hiển thị dữ liệu trên bản đồ để giúp người sử dụng dễ dàng quan sát và nắm rõ được tình hình giao thông tại một khu vực cụ thể. Các công cụ hiển thị dưới các biểu đồ đa dạng về hình thức, xong dữ liệu hiển thị tốt nhất là dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Ngoài ra còn có thể xuất dữ liệu thuộc tính ra dưới dạng các bảng excel, tạo các bản báo cáo thống kê, hay tạo mô hình 3D và nhiều dữ liệu khác.
- Quản lý dữ liệu: Việc quản lý hiệu quả một khối lượng lớn dữ liệu với một trật tự rõ ràng là yêu cầu bắt buộc ở một hệ thống thông tin địa lý. Gis đáp ứng được tốt yêu cầu này, nó có khả năng quản lý các dữ liệu địa lý liên quan đến hạ tầng giao thông, bao gồm bản đồ, vị trí đường, tuyến đường và các dữ liệu khác. Nhờ đó, các chuyên gia có thể dễ dàng cập nhật và theo dõi tình trạng của các yếu tố hạ tầng giao thông để đưa ra các quyết định hợp lý.
- Dự báo và mô phỏng: Gis cung cấp các công cụ để dự báo và mô phỏng tình huống giao thông trong tương lai. Các chuyên gia có thể sử dụng các công cụ này để đưa ra các giải pháp cải thiện hạ tầng giao thông, tối ưu hóa tuyến đường và tăng cường an toàn giao thông.
GIS hỗ trợ Quản lý độ an toàn giao thông
GIS cung cấp các công cụ để thu thập, phân tích và hiển thị thông tin về các tai nạn giao thông, vùng nguy hiểm và các yếu tố liên quan đến an toàn giao thông. Các dữ liệu này sẽ được sử dụng để đánh giá và cải thiện mức độ an toàn giao thông trên các tuyến đường khác nhau
- Phân tích tai nạn giao thông: GIS được sử dụng để tạo ra các bản đồ thống kê về tai nạn giao thông, phân tích các tuyến đường gây nguy hiểm, tần suất và tính chất của các vụ tai nạn. Nhờ đó, các đơn vị quản lý giao thông có thể đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông trên các tuyến đường cụ thể.
- Định vị và giám sát phương tiện giao thông: GIS cung cấp các công cụ định vị và giám sát phương tiện giao thông trên đường, giúp đưa ra quyết định thông minh về quản lý độ an toàn giao thông. Ví dụ: Người ta sử dụng GPS và các thiết bị định vị khác có thể được sử dụng để giám sát vận tốc của các phương tiện trên đường, đồng thời theo dõi lộ trình và thời gian hoạt động của chúng.
- Tích hợp dữ liệu giao thông từ nhiều nguồn: GIS có thể tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các hệ thống đo lường độ an toàn giao thông, các thiết bị định vị và cảm biến trên phương tiện giao thông. Kết hợp các dữ liệu này sẽ giúp phân tích vàđưa ra quyết định chính xác hơn về quản lý độ an toàn giao thông.
- Quản lý tuyến đường và dự án giao thông: GIS giúp quản lý tuyến đường và dự án giao thông bằng cách cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu địa lý, từ đó hỗ trợ tối ưu hóa thiết kế đường, xác định vị trí hợp lý cho các cơ sở hạ tầng giao thông, và đưa ra dự đoán về tương lai cho các kế hoạch xây dựng hạ tầng giao thông.
GIS giúp Quản lý dữ liệu vận tải
GIS được sử dụng để quản lý thông tin về các phương tiện vận tải, bao gồm đội xe, tuyến đường, tuyến xe buýt và các loại hình vận tải khác. Dữ liệu này có thể được sử dụng để cải thiện quản lý và hoạt động của các dịch vụ vận tải công cộng và tư nhân.
- Quản lý thông tin tuyến đường: Với GIS, người dùng có thể quản lý thông tin về các tuyến đường, phương tiện vận chuyển, kho bãi, cửa hàng, điểm giao hàng, v.v…. Điều này giúp cho việc quản lý dữ liệu vận tải trở nên dễ dàng hơn và cung cấp cho người quản lý cái nhìn tổng thể về toàn bộ hệ thống.
- Hiển thị thông tin: người dùng có thể xây dựng các bản đồ vận tải để hiển thị các tuyến đường, điểm đỗ xe, cảng biển, sân bay, đường ray và các cơ sở vật chất khác. Các bản đồ này cung cấp cho nhà quản lý vận tải một cái nhìn toàn cảnh về hệ thống vận tải của họ, giúp họ dễ dàng quản lý các tài nguyên và phân bổ các tài nguyên một cách hiệu quả.
- GIS còn có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu vận tải và cung cấp thông tin phân tích địa lý. Ví dụ, bạn có thể sử dụng GIS để tính toán khoảng cách giữa các điểm giao hàng, dự đoán thời gian cần thiết để giao hàng, và tối ưu hóa lộ trình vận chuyển.
Bài viết liên quan: https://goong.io/tin-tuc/ban-do-so-la-gi-loi-ich-dem-lai-tu-ban-do-so/
GIS dùng trong tích hợp dịch vụ vận tải công cộng
- GIS cung cấp các công cụ để tích hợp dịch vụ vận tải công cộng trên một nền tảng địa lý. Dữ liệu về các tuyến xe buýt, tuyến đường sắt và các loại hình vận tải khác có thể được kết hợp để cung cấp thông tin chi tiết về dịch vụ vận tải cho người dùng.
- Với GIS, người dùng có thể xây dựng bản đồ hiển thị các tuyến xe buýt, các trạm và các tuyến đường khác của hệ thống vận tải công cộng. Bản đồ này cung cấp cho người dùng một cái nhìn toàn cảnh về các tuyến đường và các trạm của hệ thống, giúp họ có thể dễ dàng điều chỉnh và tối ưu hóa hệ thống.
- Tích hợp nhiều dịch vụ, tiện ích: GIS còn có thể tích hợp các dịch vụ khác như thông tin về thời gian chờ đợi, thông tin về lịch trình vận tải công cộng và các hệ thống thanh toán điện tử. Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin về các dịch vụ vận tải công cộng và đưa ra quyết định đúng đắn về cách di chuyển.
Vì vậy, tích hợp dịch vụ vận tải công cộng vào GIS giúp tăng cường hiệu quả của hệ thống vận tải công cộng và cải thiện trải nghiệm của người sử dụng.
VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GOONG
Việc thu thập dữ liệu là công việc khó khăn và nặng nề nhất trong quá trình xây dựng một ứng dụng GIS. Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như dữ liệu đo đạc từ thực địa, dữ liệu từ các loại bản đồ, dữ liệu thống kê….Hệ thống cơ sở dữ liệu của Goong được xây dựng dựa trên chính việc đo đạc thực địa từ các kỹ thuật viên bản đồ, bổ sung nhưng thông tin còn thiếu từ các nền tảng khác dựa trên số liệu và tình hình giao thông thực tế ở Việt Nam. Chính vì vậy, dữ liệu của Goong được cập nhật liên tục, đảm bảo độ chính xác và dữ liệu địa điểm có ở cả các vùng quê và ven đô, theo đó định vị đối tượng với độ chính xác cao, lên đến 99%.
Theo đó, tính năng hướng dẫn lộ trình và tính toán khoảng cách của Goong cũng được xử lý tối ưu cho 4 loại phương tiện: xe máy, ô tô, xe khách, xe tải, cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên tình hình giao thông thực tế, phục vụ các thông tin giao thông phức tạp tai Việt Nam như: giờ cấm ô tô, giờ cấm ô tô 1 chiều, ngã tư không được rẽ…vv…
Bên cạnh đó, thư viện dữ liệu của Goong lên tới hơn…. địa chỉ, được cập nhật liên tục theo định kỳ 7 ngày/lần đối với dưc liệu địa điểm, 14 ngày/lần đối với dữ liệu đường, luôn đảm bảo cập nhật đầy đủ và độ chính xác cao. Hỗ trợ người dùng thuận tiện hơn trong việc tích hợp lên ứng dụng của mình.
Ngoài ra, Goong có cung câp Phần mềm dẫn đường vệ tinh GPS bằng giọng nói thời gian thực với độ chính xác cao, cung cấp các thông tin giao thông như: Giới hạn tốc độ cho ô tô được thiết lập trên cả nước với độ chính xác dưới 50m. Với 10.000 biển báo giới hạn tốc độ, 8.000 biển báo khu đông dân cư, 20.000 biển báo Camera giao thông ….etc…. Con số sẽ liên tục được cập nhật, đáp ứng gần chính xác nhất đối với hệ thống thông tin địa lý của Việt Nam, cung cấp cho người dùng một hệ thống thông tin địa lý ngày càng chất lượng.
KẾT LUẬN
Nhu cầu ứng dụng công nghệ GIS để quản lý và cải thiện hệ thống giao thông ở nước ta đang ngày càng gia tăng và trở thành một trong các chủ trương chủ đạo của ứng dụng và phát triển công nghệ của nhà nước. Cùng với đó là công nghệ GIS đã trở thành một công cụ quan trọng, làm thay đổi cơ bản về nội dung, sản phẩm của công tác đo đạc và bản đồ địa hình hiện nay cũng như mang đến những hiệu quả thiết thực trong các nghiên cứu, lên kế hoạch hoạch định các dự án hạ tầng giao thông trong tương lai.
Hãy đồng hành cùng Goong đáp ứng chủ trường, xây dựng một hệ thống thông tin địa lý của người Việt, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu quản lý, phát triển mạng lưới giao thông Việt Tại đây