TOP 4 MAPs API TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT  NAM
04/04/2023

Trong nhiều năm, thị trường Maps API thì Google Maps gần như nắm giữ vị trí độc quyền . Tuy nhiên, gần đây rất nhiều Maps API khác đã được xây dựng và phát triển, chất lượng không kém gì Google Maps mà chỉ với chi phí rẻ, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Để giúp bạn có cái nhìn khách quan và đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn giải pháp maps api phù hợp, hãy cùng Goong phân tích và tổng hợp so sánh ưu và nhược điểm của các Maps API phổ biến nhất trên thị trường: Google Map, Mapbox, OpenStreetMap. 

(Ngày càng nhiều giải pháp Maps API thay thế google map)

1. Google Maps API

1.1. Dịch vụ Maps API cung cấp

  • Bản đồ tùy chỉnh: Cho phép người dùng sử dụng Google Maps API để tạo bản đồ tùy chỉnh cho ứng dụng của họ với các chế độ xem phố tĩnh, Chế độ xem phố động, Bản đồ ngữ cảnh địa phương, Bản đồ tĩnh, Bản đồ động, Bản đồ di động, hiển thị bản đồ dưới dạng video, hình ảnh….
  • Tuyến đường: Cho phép các nhà phát triển tích hợp tính năng điều hướng vào ứng dụng của họ, bao gồm: Chỉ đường, Ma trận khoảng cách, Tuyến đường đã đi, Đường gần nhất, Giới hạn tốc độ…
  • Địa điểm: Google Maps API cung cấp tính năng tìm kiếm địa điểm, cho phép các nhà phát triển tích hợp chức năng tìm kiếm địa điểm vào ứng dụng của họ. Cụ thể như: Yêu cầu tự động điền, Chi tiết địa điểm, Tìm địa điểm hiện tại, Ảnh địa điểm, Mã hóa địa lý, Vị trí địa lý, Múi giờ, Độ cao…

(Google map)

1.2. Ưu điểm

  • Cơ sở dữ liệu về các vị trí phong phú 
  • Mã hóa địa lý, chế độ xem phố và định tuyến có sẵn
  • Dễ dàng sử dụng: Hầu hết người dùng điện thoại thông minh và máy tính đều quen thuộc với giao diện của Google Maps, điều này có thể tạo ra cảm giác tin cậy vốn có khi tương tác với phiên bản được tích hợp trong ứng dụng của bạn.
  • Chất lượng dữ liệu toàn cầu: Qua nhiều năm phát triển, Google Maps đã thu thập khối lượng thông tin khổng lồ.
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ: với hơn 80 ngôn ngữ và danh sách và hiện tại vẫn đang không ngừng tăng lên.
  • Chế độ xem phố:  Được thêm vào phiên bản Google Maps dành cho thiết bị di động vào tháng 9 năm 2019, tính năng này đã tạo nên sự khác biệt so với bất kỳ dịch vụ bản đồ nào khác. 
  • Một số tùy chọn để tùy chỉnh: Mặc dù các kiểu tùy chỉnh mới đang được triển khai dưới dạng beta, tuy nhiên, Google Maps API hiện hỗ trợ các tùy chọn hạn chế để tạo giao diện độc đáo cho bản đồ tích hợp của bạn.

1.3. Nhược điểm

  • Định tuyến tốn kém
  • Không phải nguồn bản đồ mở
  • Điểm đánh dấu và hình dạng là 100% tĩnh
  • Tại thị trường Việt Nam, Google Maps không thường xuyên cập nhật thông tin, thông tin địa điểm nhiều nơi bị sai lệch, đặc biệt là một số địa điểm vùng ngoại ô, nông thôn hoặc các địa điểm liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
  • Những thay đổi không thể đoán trước về giá cả: Việc tăng giá Google Maps API năm 2018 đã tạo ra làn sóng tranh cãi trong số lượng người dùng trung thành. 
  • Không hỗ trợ thanh toán tại Việt Nam: Ở Việt Nam các doanh nghiệp, các nhà phát triển sử dụng dịch vụ của Google phải thanh toán qua bên thứ 3.

2. Map Box

(Map box)

2.1. Dịch vụ Maps API cung cấp

  • Mapbox Maps: Dịch vụ cung cấp bản đồ đa dạng, linh hoạt và dễ dàng tùy chỉnh cho các ứng dụng.
  • Mapbox Studio: Công cụ cho phép người dùng tạo và tùy chỉnh bản đồ của riêng họ, bao gồm sửa đổi màu sắc, hiệu ứng và định dạng.
  • Mapbox Navigation: Giải pháp hướng dẫn đường dành cho các ứng dụng di động.
  • Mapbox Atlas: Lưu trữ và quản lý bản đồ trên một môi trường đám mây riêng.
  • Mapbox Geocoding: Cho phép tìm kiếm địa điểm dựa trên tên hoặc địa chỉ.
  • Mapbox Directions: Cho phép tính toán và hiển thị các tuyến đường tối ưu giữa các địa điểm.
  • Mapbox Search: Cho phép tìm kiếm địa điểm dựa trên các thuộc tính như tên, địa chỉ, hoặc loại hình kinh doanh.
  • Mapbox Data: Cho phép lưu trữ và quản lý dữ liệu địa lý.
  • Mapbox Unity SDK: SDK cho phép tích hợp các bản đồ Mapbox vào trò chơi và ứng dụng Unity.
  • Mapbox GL JS: Thư viện cho phép tích hợp các bản đồ Mapbox vào các trang web.

2.2. Ưu điểm

  • Dễ triển khai với chi phí hợp lý: Khi bạn chỉ muốn thử nghiệm bản đồ trong ứng dụng của mình, hoặc với những ứng dụng nhỏ, cần số lượng truy vấn ít bạn hoàn toàn có thể sử dụng miễn phí mà không cần cung cấp thông tin tài khoản thanh toán cho Mapbox. Cho đến khi bạn dùng hết lượt truy cập miễn phí thì Mapbox mới gửi đến thông báo yêu cầu cung cấp thông tin thanh toán.
  • Ứng dụng phong phú đa nền tảng: Mapbox cung cấp các ứng dụng bản đồ số trên nhiều nền tảng khác nhau như Web, Android, MacOS, IOS…
  • Mã lệnh đơn giản
  • Dữ liệu bản đồ đầy đủ: Bản đồ Mapbox có dữ liệu được cung cấp từ hàng trăm nguồn dữ liệu khác nhau từ các nguồn dữ liệu mở như OpenStressMap hay Nasa cho đến các nguồn dữ liệu độc quyền đã mua như DigitalGlobe; từ tất cả người dùng ở khắp nơi trên toàn cầu với hơn 1 tỷ người dùng kích hoạt hàng tháng. Vì thế dữ liệu của Mapbox thường xuyên được cập nhật theo thời gian thực.
  • Nhiều người dùng và nhiều doanh nghiệp lớn cùng sử dụng: Mạng lưới khách hàng của Mapbox rải khắp nơi trên toàn cầu. Theo thông tin trên Website của Map tính đến tháng 05/2021, Mapbox có tới hơn 600 triệu khách dùng Mapbox mi tháng, hơn 45000 loại ứng dụng Mapbox trên Mobile, hơn 460 nhóm phát triển có văn phòng ở nhiều nơi trên thế giới. Các doanh nghiệp lớn có tiếng trên toàn cầu cũng dùng Mapbox cho ứng dụng bản đồ như: Facebook, The Weather Company, SAM SUNG, IMB, FedEx, AmazonFlex, Adobe…

Với những ưu điểm trên, ta có thể thấy Mapbox là một hệ thống dữ liệu bản đồ đáng tin cậy. Việc sử dụng Mapbox thay cho Google Map là một lựa chọn không tồi với các ứng dụng bản đồ của mình.

2.3. Nhược điểm

  • Nền tảng này tập trung vào các ứng dụng lớn.
  • Không thể chỉnh sửa API.
  • Hệ thống quá phức tạp đối với các dự án đơn giản.
  • Giới hạn số lượt truy cập miễn phí: Mapbox cung cấp một số lượt truy cập miễn phí cho các tài khoản, nhưng sau đó bạn sẽ phải trả tiền để sử dụng dịch vụ.
  • Hạn chế về độ chi tiết của bản đồ: So với Google Maps, Mapbox không có độ chi tiết bản đồ bằng cách hiển thị các khu vực ít phát triển, thiếu thông tin hoặc các khu vực đang trong quá trình phát triển.
  • Hạn chế tính năng dẫn đường: Mapbox cung cấp API dẫn đường, tuy nhiên, Mapbox không cung cấp tính năng dẫn đường trực tiếp trên trang web hoặc ứng dụng của họ. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải tìm một dịch vụ bên ngoài để có thể điều hướng được trên bản đồ của Mapbox.
  • Hạn chế về độ phân giải hình ảnh: Mapbox cung cấp hình ảnh với độ phân giải thấp hơn so với một số ứng dụng khác, điều này có thể khiến cho các bức ảnh và video trên bản đồ của Mapbox sẽ không được rõ nét và chi tiết. 

3. OpenStreetMap

OpenStreetMap

3.1. Dịch vụ Maps API cung cấp

Nếu như Google Maps hay các nền tảng bản đồ khác cung cấp mọi thứ, thì với OpenStreetmap bạn sẽ phải nhận được các tính năng từ các dịch vụ của bên thứ ba. Tất cả các dịch vụ chỉ đường, thông tin giao thông, chế độ 3D, v.v., đều sẽ cần được tích hợp từ các dịch vụ của bên thứ ba. 

Vậy OpenStreetMap API cung cấp những tính năng nào?

  • Bản đồ trực tuyến OpenStreetMap: Bản đồ trực tuyến OSM có thể được sử dụng trên các trang web và ứng dụng di động.
  • Dịch vụ địa chỉ OSM: OSM cung cấp một dịch vụ API để tìm kiếm địa chỉ.
  • Routing và hướng dẫn lái xe: OSM cung cấp các công cụ để tính toán lộ trình và cung cấp hướng dẫn lái xe.
  • Editing API: Được sử dụng để tìm nạp và lưu dữ liệu địa lý thô vào từ cơ sở dữ liệu OSM. Đây là trang nhập tài liệu và được cung cấp để chỉnh sửa dữ liệu bản đồ. Nếu một ứng dụng khách ảnh hưởng đến cấp độ dịch vụ cho người dùng khác hoặc làm hỏng dữ liệu, họ có thể bị chặn mà không cần thông báo.
  • Overpass API: Nó cung cấp quyền truy cập API chỉ để đọc. API này hoạt động như một cơ sở dữ liệu trên web, có nghĩa là máy khách gửi một truy vấn và nhận lại một tập dữ liệu tương ứng từ API. 

3.2. Ưu điểm

  • OpenStreetMap API là một dịch vụ bản đồ thế giới với nội dung mở trên Internet và nó miễn phí.
  • Một số lượng lớn những người đóng góp đam mê lập bản đồ đảm bảo sự phát triển ổn định của cơ sở dữ liệu.
  • Với dữ liệu mở, OpenStreetMap cung cấp các API cho phép các nhà phát triển phần mềm khai thác, sử dụng, thương mại hoá sản phẩm của mình với giá cả thấp.
  • Là một “Wikipedia của bản đồ”, OpenStreetMap cung cấp nguồn dữ liệu bản đồ mở cho phép ai cũng có thể được truy cập và sửa đổi. Giúp người dùng có thể tìm hiểu và chia sẻ những thông tin văn hoá đặc trưng từng nơi.
  • Là mã nguồn mở, hoàn toàn sử dụng iễn phí.

3.3. Nhược điểm

  • Độ chính xác không đồng đều: Do OpenStreetMap phụ thuộc vào cộng đồng người dùng đóng góp, nên độ chính xác và độ phủ của bản đồ có thể không đồng đều. Một số khu vực có đầy đủ thông tin, trong khi những khu vực khác có thể thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác.
  • Không có dữ liệu thời gian thực: OpenStreetMap không cập nhật dữ liệu thời gian thực về giao thông, vì vậy thông tin về lưu lượng giao thông, tình trạng đường, các sự cố giao thông và thời gian di chuyển có thể không được cập nhật kịp thời.
  • Yêu cầu tạo các dịch vụ bổ sung: API đã được phát triển cho mục đích cập nhật và chỉnh sửa bản đồ và có chức năng rất cơ bản. Bạn sẽ phải tạo cơ sở hạ tầng cần thiết tại chỗ hoặc sử dụng các giải pháp toàn diện sẵn sàng dựa trên dữ liệu OSM.
  • Số lượng truy vấn hạn chế: Do tính chất của dự án, việc trao đổi quá nhiều dữ liệu thông qua API không được hoan nghênh và người dùng có thể bị chặn mà không cần thông báo khi đưa ra quá nhiều yêu cầu dữ liệu.

4. GOONG MAPS API

Goong maps

Bài viết liên quan: https://goong.io/tin-tuc/map-api-la-gi-xu-huong-tich-hop-map-api-vao-hoat-dong-logistics/

4.1. Dịch vụ Maps API cung cấp

GOONG Maps APIs/Platform: là một bộ công cụ gồm nhiều loại APIs giúp người sử dụng/có thể tích hợp bản đồ số vào công việc kinh doanh một cách dễ dàng.

Người dùng có thể tiếp cận và khai thác cơ sở dữ liệu mô tả địa điểm, địa chỉ, giao thông tại Việt Nam của Goong thông qua các loại APIs:

  • Geocode/ Reverse Geocode: Chuyển đổi từ tọa độ sang địa điểm hoặc ngược lại
  • Autocomplete: Tự động hoàn thiện/ gợi ý cho người dùng các địa chỉ/địa điểm
  • Routing: Tính toán lộ trình và khoảng cách với nhiều tuyến đường khác nhau.
  • Distance Matrix: Tính toán lộ trình và khoảng cách với nhiều điểm kết thúc.
  • Map View: Bản đồ hiển thị đầy đủ và thân thiện với người dùng.
  • Map SDK iOS: Bộ công cụ phát triển phần mềm trên iOS.
  • Map SDK Android: Bộ công cụ phát triển phần mềm trên Android.

4.2. Ưu điểm

  • APIs được thiết kế phù hợp để bạn có thể chuyển đổi từ Google sang Goong một cách đơn giản và dễ dàng nhất chỉ với thay đổi end-point-url và key, Tích hợp được trên cả mapview của Google maps.
  • Mapview với công nghệ Vector tile giúp Goong hiển thị bản đồ sắc nét, xoay hay nghiêng bản đồ chỉ với 1 chạm; Hỗ trợ đa nên tảng Native, React, Vujs… cùng với hơn 100 thư viện javascript giúp deverloper đơn giản hóa việc xây dựng ứng dụng. 
  • Cam kết độ khả dụng của hệ thống là 99,99%. Trong năm 2021 và 2022 là 100%
  • Server và backup được đặt tại Hà Nội, Sài Gòn và Singapore giúp tối ưu hệ thống ngay cả khi đứt cáp quang quốc tế
  • Cam kết SLA: Geocode, geocode address, direction, và Autocomplete
  •  Chu kỳ cập nhật dữ liệu địa điểm là 7 ngày và dữ liệu đường là 14 ngày
  • Hệ thống được xây dưng cho Developer, bạn có thể triển khai hệ thống mà không cần kỹ thuật lập trình.
  • Thanh toán nội địa, xuất hóa đơn VAT và thông báo lưu lượng sử dụng thời gian thật.

4.3. Nhược điểm

  • POI chưa được nhập đầy đủ
  • Chỉ giới hạn trong khu vực nội địa Việt Nam
  • Bộ công cụ map SDK trên IOS và android chưa thực sự hoàn thiện
  • Độ phủ của Goong Maps API chưa rộng bằng Google map, mapbox và openstreetmap

5. Kết Luận

Trên đây là bài phân tích chi tiết về các dịch vụ Maps API khác nhau và giải thích cho bạn làm sao có thể tối ưu hóa chi phí nhờ vào việc chọn Maps API thích hợp nhất cho một ứng dụng theo yêu cầu. Nếu doanh nghiệp của bạn có bất kỳ nhu cầu về Maps API hoặc bạn đã bắt đầu xây dựng sản phẩm của mình và cần trợ giúp chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Truy cập: https://www.goong.io/