Bản đồ cảng biển Việt Nam
03/05/2024

Việt Nam được biết đến là một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt, được tạo hóa ưu ái cho đường bờ biển dài. Chính vì vậy, dọc theo chiều dài đất nước, là các các cảng biển có vai trò quan trọng, là tuyến giao thông huyết mạch có vị trí chiến lược trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Vậy bản đồ cảng biển nước ta như thế nào? Danh sách các cảng lớn và đặc điểm của nó ra sao? Trong bài viết này, hãy cùng Goong tìm hiểu rõ các vấn đề này.

(Bản đồ cảng biển Việt Nam

Hệ thống cảng Việt Nam

Theo Báo điện tử Chính Phủ đưa tin, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 8/7/2022 công bố danh mục cảng biển Việt Nam gồm 34 cảng. Trong đó có 2 cảng loại đặc biệt là cảng Hải Phòng và cảng Bà Rịa – Vũng Tàu.

11 cảng loại I: Cảng Quảng Ninh, Cảng Thanh hóa, Cảng Nghệ An, Cảng Hà Tĩnh, Cảng Đà Nẵng, Cảng Quảng Ngãi, Cảng Bình Định, Cảng Khánh Hòa, Cảng TP Hồ Chí Minh, Cảng Đồng Nai, Cảng Cần Thơ.

7 cảng loại II: Cảng Quảng Bình, Cảng Quảng Trị, Cảng Thừa Thiên Huế, Cảng Bình Thuận, Cảng Đồng Tháp, Cảng Hậu Giang và Cảng Trà Vinh.

14 cảng loại III: Nam Định, Thái Bình, Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang.

Tiêu chí phân loại cảng biển

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2021/NĐ-CP ngày 28/7/2021 quy định tiêu chí phân loại cảng biển. Tiêu chí để đánh giá, phân loại các cảng biển tại Việt Nam gồm 

  • Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng.
  • Tiêu chí về quy mô.

Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng 

Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng được được đánh giá trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt qua các chỉ tiêu sau: 

  • Cảng phục vụ cho việc phát triển KT – XH của cả nước, hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế, hoặc cảng cửa ngõ quốc tế. 
  • Cảng phục vụ cho việc phát triển KT – XH của cả nước hoặc liên vùng. 
  • Cảng phục vụ cho việc phát triển KT – XH của vùng. 
  • Cảng phục vụ cho việc phát triển KT – XH của địa phương. 

Tiêu chí về quy mô 

Tiêu chí về quy mô của cảng biển được đánh giá trên cơ sở sản lượng hàng hóa thông qua và cỡ trọng tải tàu được tiếp nhận tại cảng biển, thông qua các chỉ tiêu sau: 

  • Sản lượng hàng hóa thông qua cảng. 
  • Cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng. 

Thang điểm đánh giá, phân loại cảng biển 

Nghị định quy định việc đánh giá, phân loại cảng biển theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí. 

Dựa vào số điểm, cảng biển được đánh giá và phân thành 4 loại: 

  • Cảng biển đặc biệt: Có tổng số điểm chấm đạt trên 90 điểm. 
  • Cảng biển loại I: Có tổng số điểm chấm đạt trên 70 điểm đến 90 điểm. 
  • Cảng biển loại II: Có tổng số điểm chấm đạt từ 50 điểm đến 70 điểm. 
  • Cảng biển loại III: Có tổng số điểm chấm dưới 50 điểm. 

Vai trò của bản đồ cảng biển Việt Nam

  • Quy hoạch phát triển cảng biển: Bản đồ cảng biển cung cấp dữ liệu và thông tin cần thiết để quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, từ việc xác định vị trí, kích thước, công suất đến khả năng mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
  • Tối ưu hóa tuyến đường vận tải: Giúp tổ chức vận tải tính toán và lựa chọn tuyến đường vận chuyển hàng hóa hiệu quả nhất, giảm thời gian và chi phí vận tải, cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • Quản lý an ninh và an toàn cảng biển: Thông tin trên bản đồ giúp cơ quan chức năng quản lý an ninh cảng biển, theo dõi hoạt động tàu thuyền, phòng ngừa tội phạm biển, đảm bảo an toàn cho hoạt động giao thông biển.
  • Trong giáo dục và đào tạo: Là tài nguyên quan trọng cho việc giáo dục và đào tạo ngành hàng hải, hỗ trợ việc tìm hiểu về cảng, tuyến đường biển, địa lý biển và các yếu tố khác liên quan.
  • Quản lý và bảo vệ môi trường biển: cung cấp thông tin về vị trí cảng, khu vực biển, hệ sinh thái biển, giúp trong quá trình quản lý và bảo vệ môi trường biển, đồng thời đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả.
  • Thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch biển: đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch biển, giúp cải thiện quy hoạch phát triển kinh tế ven biển, tăng cơ hội đầu tư và phát triển du lịch.